Một ngày, khi phát hiện chậu lan mà bạn dày công nâng niu chăm sóc có biểu hiện héo rũ, thối nhũn vì úng nước, bạn sẽ làm gì? Để trả lời câu hỏi này, bạn phải tìm hiểu căn nguyên của những hiện tượng trên để tìm ra giải pháp hợp lý. Những gợi ý sau đây có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Tình trạng lan hồ điệp bị héo lá thường là do một số nguyên nhân sau:
1. Do nhện cắn phá (Dấu hiệu: Các lá lan bị vàng và một số nụ hoa có màu vàng, héo dần và rụng).2. Lá lan hồ điệp vàng là do quá trình lão hóa bình thường (mà thường là một trong những lá ở rất dưới cùng), hoặc nếu có nhiều hơn một lá lan bị vàng do có quá nhiều ánh sáng hoặc quá ít phân. Thử phân bón và giữ phong lan xa ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
6 bước xử lý tình trạng lan hồ điệp héo lá, thối rễ tiếp theo như sau:
1. Bạn dùng bột quế, bột diêm sinh hay thuốc diệt trùng, diệt nấm rắc lên trên các vết cắt và rễ cây.2. Sau đó cho vào bao nylon, bịt kín lại rồi treo vào chỗ ấm và rợp mát. Khoảng 3 - 4 tuần sau, cây bắt đầu mọc rễ.
3. Khi rễ dài chừng 3 - 4cm đem ra trồng với vỏ thông, than củi hay vỏ dừa loại trung bình (Đem ngâm vỏ cây tối thiểu 24 giờ trước khi trồng).
4. Ngưng tưới nước 2-3 tuần và chỉ phun sương.
5. Sau đó, mỗi tuần tưới cây lan 1 lần, tưới đi tưới lại cho thật sũng nước để nước ngấm vào trong lõi vỏ cây. Nếu là mùa hè nắng nóng, có thể tưới 2 lần /tuần, mùa đông 10 ngày tưới 1 lần.
5. Chỉ bón phân khi cây lan hồ điệp đã hồi phục mạnh và ra rễ, mỗi lần chỉ bón 1 thìa cà phê phân, hòa với 4 lít nước, tuyệt đối không bón phân quá mạnh sẽ làm cháy đầu rễ.
6. Thời gian thay chậu tốt nhất là vào mùa xuân hoặc khi hoa vừa tàn, tối thiểu 3 năm thay 1 lần.
Đăng nhận xét